Nhà Tài Trợ Năm 2015 – 2017

Trong ba năm hình thành và phát triển của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông, bên cạnh thời gian và công sức của các thành viên và cộng tác viên đã tham gia vào những công việc cụ thể của Dự án, những ý kiến phản biện đầy giá trị từ các thân hữu, nhà nghiên cứu, những đánh giá, động viên ủng hộ về mặt tinh thần cho Dự án, chúng tôi đã nhận được một khối lượng vật chất dưới hai hình thức: ủng hộ tư liệu và ủng hộ tài chính, giúp làm giàu tài nguyên Dự án và giúp Dự án có thể tiếp tục duy trì và phát triển.

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn những đóng góp quý giá với thiện tâm cho đất nước, cho cộng đồng người Việt nói riêng, và xa hơn, cho một giải pháp giải quyết tranh chấp Biển Đông trong công bằng và hoà bình. Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục nhận được những sự ủng hộ và đóng góp để giúp cho Dự án có thể hoàn thành sứ mệnh của mình.

I. Các nhà tài trợ tài chính cho Dự án trong giai đoạn 2015 – 2017

Hội Luật quốc tế Việt Nam: 5.000.000 VNĐ (tài trợ đợt 1)

Nhà nghiên cứu Thái Văn Cầu: 200 USD

TS. Phạm Thanh Vân: 7.688.000 VNĐ

PGS. TS. Nguyễn Hồng Thao: 6.695.000 VNĐ

Một thành viên Dự án: 1.080.000 VNĐ

Nghiên cứu sinh Cái Ngọc Thiên Hương: 612.000 VNĐ

Anh Nguyễn Phúc Thiện: 100.000 VNĐ.

II. Tư liệu do cộng đồng đóng góp trong giai đoạn 2015 – 2017 đã được sử dụng

Bên cạnh kho tư liệu mà các thành viên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đã tích luỹ từ nhiều năm trước khi khởi động Dự án, chúng tôi cũng đã nhận được rất nhiều tư liệu từ các nhà nghiên cứu, các giảng viên, nghiên cứu sinh tại các trường đại học ở nước ngoài, các thân hữu đóng góp cho Dự án. Hiện tại kho tư liệu của Dự án khoảng vài trăm GB.

Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do eo hẹp về nhân lực và thời gian, chúng tôi chưa thể đọc và xử lý hết những tư liệu mà cộng đồng đã đóng góp cho Dự án. Mặt khác, bên cạnh những tư liệu có giá trị mà Dự án đã sử dụng, cũng có những tư liệu mà chúng tôi rất tiếc đã không thể sử dụng do không phù hợp với những tiêu chuẩn khoa học cần thiết như nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy.

Bởi vậy, để minh bạch và công bằng với những sự đóng góp có giá trị, trong báo cáo này, chúng tôi sẽ chỉ xin nêu những tư liệu mà đã được đưa vào thư viện Dự án, đã được Dự án sử dụng. Nếu quý vị nào chưa thấy có phần mình đóng góp được kể tên trong báo cáo này, rất có thể do chúng tôi chưa kịp xử lý đến phần tư liệu đó. Xin hãy kiên nhẫn cho chúng tôi thời gian và chờ đến báo cáo năm sau. Mọi thắc mắc hay câu hỏi xin gửi về địa chỉ email sukybiendong@gmail.com hay xin để lại trên website Dự án.

Trong báo cáo lần này, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới (xếp theo vần A. B, C):

– Những nhà nghiên cứu, các anh/chị, các bạn muốn được ẩn danh

– Nhà nghiên cứu Thái Văn Cầu

– TS. Vũ Hải Đăng

– TS. Lê Hồng Hiệp

– Nghiên cứu sinh Nguyễn Ngọc Lan

– Bạn Hà My

– Nghiên cứu sinh Chử Đình Phúc

– PGS. TS. Nguyễn Hồng Thao

– Nhà nghiên cứu Hồ Bạch Thảo

– Nhà nghiên cứu Trần Thị Vĩnh Tường

– TS. Phạm Thanh Vân

– Nhóm South China Sea: News & Analysis

đã đóng góp vào kho tư liệu Dự án những tư liệu dưới đây:

II.1. Tư liệu lịch sử/pháp lý

– Vài ngàn trang báo tiếng Pháp liên quan tới Hoàng Sa và Trường Sa xuất bản trong giai đoạn Việt Nam là thuộc địa của Pháp, bao gồm các số công báo.

– Công hàm ngoại giao, thư ngoại giao của Việt Nam và Trung Quốc gửi Liên Hợp Quốc trong một số năm.

– Ghi chép, tư liệu của các chính phủ Úc, Anh, Mỹ, Philippines trong giai đoạn trước năm 1975 liên quan tới Hoàng Sa và Trường Sa.

– Các văn bản chính thức liên quan tới yêu sách biển của các bên.

II.2. Tài khoản cơ sở dữ liệu và một số thư viện lớn có uy tín trên thế giới.

II.3. Sách về Biển Đông

Được đóng góp bởi nhiều học giả, các anh/chị đã hoặc hiện đang học tập và làm việc ở nhiều nơi trên thế giới, với mong muốn đưa tri thức thế giới về với người Việt, nhất là các sinh viên, nhà nghiên cứu trẻ trong nước.

Thư mục sách hiện đang được cập nhật ở đây:

https://daisukybiendong.wordpress.com/danh-muc-sach-a-z/

Một số cuốn đã được giới thiệu:

https://daisukybiendong.wordpress.com/category/sach/

II.4. Các công trình nghiên cứu chuyên sâu đã công bố trên các tạp chí hoặc các Hội thảo chuyên môn, nghiên cứu của bản thân.